Phân npk là gì ? Cách dùng phân bón NPK hiệu quả cao
Trong trồng trọt nhằm hạn chế những tác hại của sâu bệnh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng. Từ đó giúp giảm giá thành nông sản, để làm được điều đó bà con phải biết cách sử dụng phân bón đúng cách. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều hộ gia đình chưa sử dụng phù hợp. Bài viết này báo nông nghiệp chia sẻ cho bà con cách bón phân NPK sao cho phù hợp nhất. Khái niệm phân bón NPK là gì ?
Tìm hiểu phân bón NPK
Theo thống kê bình quân đất nông nghiệp chỉ khoảng 0,1 ha/người, bằng 2/5 diện tích tối thiểu để đảm bảo an ninh lương thực. Với điều kiện đất đai ít như vậy, nên bà con phải thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất, sản lượng cây trồng.
Trước đây chúng ta chỉ làm 1 vụ, rồi 2 vụ, 3 vụ, thậm chí 7 vụ/2 năm. Từ đó năng suất cũng tăng lên từ 4 tấn/ha lên 5,4 tấn/ha/vụ. Các cây trồng khác như cà phê, cao su, chè… cũng đều phải thâm canh, sử dụng giống mới, ngắn ngày, năng suất cao. Trong đó phân bón NPK được nhiều bà con tin dùng.
Một số loại phân NPK hiện nay
Phân NPK là gì ?
Là phân bón hỗn hợp chứa ít nhất 2 thành phần dinh dưỡng trong 3 thành phần N,P,K trở lên. NPK có 2 loại đó là dạng phân trộn và phân phức hợp. Phân trộn là loại phân trộn lẫn cơ học các nguyên liệu ban đầu N,P,K…Phân phức hợp là phân được điều chế dưới tác dụng hóa học của những nguyên liệu ban đầu.
Phân NPK 3 màu:
Đây là loại phân được sản xuất khá đơn giản theo tỷ lệ 3 loại phân đạm, kân, kali với nhau. Thành phần đạm sử dụng là urê hạt đục, thành phần lân thường sử dụng DAP và kali thường sử dụng Kcl. Loại phân này rẻ tiền hơn, tuy nhiên bà con phải sử dụng ngay không thể để lâu vì sẽ bị đóng tảng.
Phân NPK 1 hạt:
Đầu tiên các nguyên liệu như SA, ure, DAP (MAP), kali… được nghiền mịn ra. Sau đó được trộn theo tỷ lệ nhất định. Bột trộn sau khi được nghiền, phun hơi nước được tạo hạt bằng chảo quay hay thùng quay với phụ gia. Có tác dụng điếu chỉnh tỷ lệ NPK theo từng công thức riêng. Ngoài ra còn có tác dụng chống kết dính, đóng tảng.
Một số nguyên liệu thường được chọn là Diatomit, cao lanh, Zeolite, dầu khoáng… Trong đó sử dụng phổ biến nhất là cao lanh, dù cao lanh có khả năng chống đóng tảng không cao nhưng với chi phí phù hợp.
Phân NPK phức hợp:
DAP, MAP. Sử dụng công nghệ hóa học bằng việc dùng a-xít photphoric và a-xít nitric để phân giải quặng phốt phát. Loại phân này có hàm lượng lân cao, tan nhanh.